Bệnh viện hạng III và khối Y tế Dự phòng, được tách ra từ Phòng y tế Mỹ Văn, theo Quyết Định số 1360/1999/QĐ-UBND ngày 11/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
Dịch Vụ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Bác sĩ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Hỗ trợ
Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: (+92) 313 888 000 - (+92) 313 999 000
Bệnh gout là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay thường xảy ra chủ yếu ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do sự lắng đọng axit uric ở khớp gây ra viêm khớp. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như là các khớp bàn chân, ngón chân bị sưng, bị đau, tấy đỏ, phù nề và căng bong. Thường có các cơn đau xuất hiện đột ngột và hay khởi phát về đêm khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày, làm rối loại giấc ngủ, gây mất ngủ. Thông thường, bệnh gout phát triển qua 2 giai đoạn từ cấp tính chuyển sang mãn tính.
Ngoài ra, theo định nghĩa mới của Hiệp hội chống các bệnh thấp khớp châu u cho biết: Bệnh gout là bệnh lắng đọng vi tinh thể muối urat natri trong cơ thể. Điều này sẽ giúp cho việc chẩn đoán sớm bệnh mà không cần có cơn viêm khớp cấp, từ đó sẽ tăng khả năng điều trị bệnh thành công.
2. Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Như đã nói ở trên, bệnh gout là bệnh lắng đọng vi tinh thể muối urat natri trong cơ thể. Chính từ định nghĩa này, các nhà khoa học cho biết có thể chẩn đoán bệnh gout mà không cần chờ đến khi xuất hiện các triệu chứng, các cơn đau gout cấp. Như vậy, bệnh gout có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm các tinh thể urat natri lắng đọng ở khớp, thận hoặc các mô dưới da hay ở những người bị tăng acid uric máu mà chưa có triệu chứng.
Khi acid uric trong máu tăng, thì các tinh thể muối urat sẽ có khả năng lắng đọng ở các khớp sẽ gây phá hủy xương khớp, qua thời gian dài lắng đọng ở trong tim, thận, vành tai, khớp, dưới da...gây viêm và tổn thương các tổ chức này dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, suy thận... Vì thế, không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát nồng độ acid uric ở trong máu, các nồng độ natri, độ pH, nhiệt độ và các protein tạo lõi... như việc điều trị bệnh gout lâu nay vẫn làm và cần phải kết hợp với việc làm tan tinh thể muối urat lắng đọng.
Nếu người bệnh phát hiện bệnh gout sớm, thì việc điều trị làm tan tinh thể urat mới lắng đọng với số lượng ít sẽ dễ dàng hơn so với những người đã bị bệnh gout mãn tính. Vì khi đó, nếu người bệnh được điều trị phục hồi các rối loạn chuyển hóa và đào thải hoàn toàn các tinh thể muối urat thì cũng có thể coi là đã điều trị bệnh thành công.
3. Lời khuyên
Tuy nhiên, để có thể điều trị khỏi bệnh gout thì phải cần mất khá nhiều thời gian và cần phải được theo dõi chặt chẽ. Không những vậy, người bệnh cần phải duy trì một chế độ ăn uống phù hợp và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh gout có thể tái phát. Người mắc bệnh gout cần phải lưu ý một số điểm sau trong suốt quá trình điều trị bệnh và sau khi đã kết thúc liệu trình điều trị đó là:
- Người bệnh gout cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tránh sử dụng các thực phẩm chứa giàu chất đạm purin hay các chất kích thích. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng đối phó không chỉ với bệnh gout mà còn với các bệnh tật khác. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để giúp cho việc đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả hơn.
- Một chế độ sinh hoạt điều độ kết hợp với chế độ luyện tập cơ thể phù hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho các phần xương khớp và cơ bắp, giúp giảm đau hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát hoặc gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe.