Bệnh viện hạng III và khối Y tế Dự phòng, được tách ra từ Phòng y tế Mỹ Văn, theo Quyết Định số 1360/1999/QĐ-UBND ngày 11/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
Dịch Vụ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Bác sĩ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Hỗ trợ
Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: (+92) 313 888 000 - (+92) 313 999 000
Không có cơn đau nào bằng đau đẻ, dường như đã trở thành câu nói quen thuộc của mẹ bầu ở những ngày cuối trước khi lâm bồn. Đây là chuyện mà bất cứ mẹ bầu nào cũng đều phải trải qua. Và tùy vào cơ địa của từng người và sức khỏe của mẹ bầu, mà cơn đau này có thể là ngắn hay dài.
Theo thống kê, chỉ có một số ít mẹ bầu (khoảng 14%) không cảm thấy đau đớn khi vượt cạn. Và câu hỏi làm thế nào để giảm cơn đau đẻ, là vấn đề được nhiều bà bầu quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng ViCare theo dõi bài viết dưới đây.
Có thể nằm trong bồn tắm
Nằm trong bồn tắm, chứa đầy nước là một phương pháp hữu hiệu mà mẹ bầu được bác sĩ khuyên dùng để giảm cơn đau đẻ, và cổ tử cung có thể mở nhanh hơn.
Theo các bác sĩ sản khoa, nước có tác dụng rất tốt trong việc làm cho các cơn đau giảm, việc này làm cho mẹ bầu có thể giữ được sức của mình khi trên bàn sinh khá tốt.
Khi hormone oxytocin được sinh ra, sẽ khiến cho dạ con co bóp tốt hơn và cổ tử cung của mẹ bầu cũng sẽ được mở ra một cách nhanh chóng và không mất nhiều thời gian như bình thường.
Thời gian thích hợp nhất để mẹ bầu nằm trong bồn là không quá 2 giờ. Các mẹ cần phải lưu ý vì nếu qua thời gian này các cơn đau đẻ có thể bị suy yếu đi, và trong trường hợp này nước không còn tác dụng với cổ tử cung.
Làm quen với cơn đau khi chuyển dạ
Mỗi mẹ bầu sẽ phải trải qua một cảm giác khác nhau trước khi được “da tiếp da” với con yêu của mình. Mức độ đau này hoàn toàn khác nhau ở từng mẹ bầu, nhưng chung quy lại đều là “đau không thể tả”. Thêm vào đó, cảm giác lo lắng, băn khoăn khi nghe những người mang thai trước cảnh báo lại càng làm cho tinh thần của mẹ bầu giảm đi. Điều quan trọng nhất mà mẹ cần làm lúc này, đó là phải tập làm quen với những cơn đau đẻ. Khi bản thân mẹ cảm thấy thoải mái, thì mọi chuyện sẽ trôi qua thật nhẹ nhàng.
Dù điều hiển nhiên là tất cả các cơn chuyển dạ nào cũng gây đau đớn, nhưng thay vì lo lắng, hoảng sợ, bạn nên tự xây dựng cho mình lòng tin để giảm cơn đau đẻ bằng cách chuẩn bị đối mặt với cường độ mạnh của các cơn co thắt, hiểu được khả năng chịu đựng của cơ thể, học các cách làm giảm đau khác nhau.
Giảm đau đẻ không cần thuốc
Các mẹ bầu có thể tham khảo nhiều phương pháp giảm đau hiệu quả mà không cần phải có sự can thiệp của thuốc như:
+ Thả lỏng cơ thể với các phương pháp thở: Có hai cách thở mà bạn nên áp dụng là thở chầm chậm và thở nhẹ nhàng. Trong suốt cơn co thắt mẹ cứ duy trì 2 tư thế thở này từ thở ra nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng khi cơn co thắt bắt đầu, sau đó hít vào từ từ qua mũi.
+ Các tư thế khi đau đẻ: Có nhiều tư thế mà mẹ bầu có thể áp dụng để giảm cơn đau đẻ khi chuyển dạ như: Đi qua lại; dựa vào mép tường và vận động hông lắc lư vùng chậu. Hoặc ngồi trên ghế, ngả người ra trước, hai chân dang ra; dùng tư thế bò nhằm giảm đau lưng khi cơn co thắt tiến triển mạnh.
+ Vận dụng hiệu quả thần kỳ của âm thanh: Có rất nhiều chị em đã áp dụng phương pháp giảm đau bằng một hình thức “không xa lạ” đó là nghe nhạc. Những bài hát có âm điệu nhẹ nhàng, du dương sẽ giúp mẹ bầu vượt qua cơn đau một cách hiệu quả, khi tập trung hòa nhập vào “thế giới âm nhạc”.
Tập thể dục khi mang thai
Mọi người thường hay bảo, những tháng cuối mẹ bầu nên chịu khó di chuyển nhiều hơn để dễ đẻ. Thường xuyên tập luyện thể dục với những động tác dành riêng cho mẹ bầu, không chỉ giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh, chân giảm phù nề, xóa tan mệt mỏi khi cận ngày sinh. Mà còn có hiệu quả rất tốt trong việc giảm những cơn đau thắt khi chuyển dạ.
Bổ sung đủ lượng nước
Nước không chỉ có tác dụng tốt, thanh lọc cơ thể mà còn mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm cơ đau đẻ. So với một người mẹ bầu bổ sung đủ lượng nước tối thiểu một ngày, và một mẹ bầu bổ sung nước không thường xuyên, thì khi cơ thể mẹ bị mất nước, các tử cung sẽ bị ảnh hưởng. Mất nước cũng khiến mẹ trở nên mệt mỏi và thiếu tập trung.
Nằm nghiêng để giảm đau
Không chỉ đau đẻ, mà cả những cơn đau khi hành kinh, đau bụng thường... thì việc nằm nghiêng sẽ giúp bạn phát huy tác dụng rất “thần kỳ”.
Theo các chuyên gia, để giảm đau, mẹ có thể đứng thẳng và hơi ngả người về phía trước. Nếu mệt mỏi muốn nằm, tư thế nằm nghiêng sẽ đỡ đau hơn hẳn.