Bệnh viện hạng III và khối Y tế Dự phòng, được tách ra từ Phòng y tế Mỹ Văn, theo Quyết Định số 1360/1999/QĐ-UBND ngày 11/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
Dịch Vụ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Bác sĩ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Hỗ trợ
Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: (+92) 313 888 000 - (+92) 313 999 000
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường hay phải đối mặt với những cơn gò tử cung, thường là từ cuối quý 2 đến quý thứ 3 của thai kỳ. Nhiều chị em lo lắng, những cơn gò này có thể cho thấy họ sẽ bị sinh non hoặc thai nhi của họ đang gặp nguy hiểm gì đó. Tuy nhiên trên thực tế thì không hẳn là như vậy.
Theo nghiên cứu, khi thai nhi bước vào tuần thứ 22 thì sẽ sản sinh ra những cơn gò, gọi là cơn gò Braxston Hicks (có dấu hiệu gò cứng và cuộn lại trong thời gian từ 30 giây đến 60 giây). Có thể nói, đây là các cơn gò được coi như một dạng tập tành cho việc sinh nở sau này của người mẹ.
Để có thể khắc phục được hiện tượng này và tạo ra môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của bé, mẹ nên uống nhiều nước để có ngôi nhà thoáng đãng, thoải mái cho con. Trong trường hợp mẹ bầu có những cơn gò nguy hiểm, cần phải lưu ý là khi bụng bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang 1 bên. Sau đó có những triệu chứng như bé tiếp tục trồi lên, trượt xuống hoặc xoay vòng trong bụng mẹ. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác bé trồi lên, trồi xuống nhiều lần trong ngày và cảm giác vừa cứng vừa đau.
Những biểu hiện của gò tử cung
Không thể phủ nhận rằng cơn gò tử cung thường tiềm ẩn những nguy cơ cho cả mẹ và bé. Thế nên, làm sao để nhận biết xem đâu là những biểu hiện của gò tử cung là bình thường và đâu là những biểu hiện bất thường thì không phải mẹ bầu nào cũng biết được. Nếu như cơn gò không xuất hiện nhiều lần, là những hiện tượng riêng lẻ khi thai nhi bước sang tháng thứ 5 thì đó là dấu hiệu bình thường.
Đồng thời, khi cuối ngày mẹ nằm ngửa, đầu gối và chân co lại thì có thể nắn được bụng của mình. Thường thì bụng khi đó sẽ mềm, có thể dùng đầu ngón tay nhấn nhẹ và thấy da bụng trũng xuống, nếu co tử cung thì mẹ sẽ không thể làm như vậy. Đồng thời, mẹ sẽ thấy tử cung của mình như cuôn tròn và thấy da cơ bụng của mình co lại trong vòng ít giây rồi trở lại như bình thường. Thời gian của cơn co tử cung sẽ chỉ thoáng qua từ 10 – 15 giây hoặc kéo lại dài gần 60 giây. Dù cơn co có kéo dài hay ngắn đều không gây đau đớn cho mẹ nhưng đôi lúc cũng tạo ra sức nặng, sức căng nhất thời cho bụng của mẹ. Cơn co tử cung nhiều khi sẽ kết hợp với những động tác của bé, những động tác này thường đột ngột và làm cứng một bên bụng của mẹ.
Trong tháng thứ 6 hoặc thứ 7 trở đi, cơn co tử cung sẽ có những biểu hiện rõ rệt vì thể tích của tử cung tăng lên. Lúc này, nếu có biểu hiện của cơn gò tử cung sẽ khiến mẹ cảm thấy trẻ không động đậy nữa. Tuy nhiên, điều này sẽ không làm ảnh hưởng gì tới bé bởi khi đó xung quanh bé đã được bao bọc bởi túi nước ối êm ái, nó cũng không làm ảnh hưởng gì khi bé cử động hoặc làm đau tới mẹ. Khi cơn gò tử cung qua đi, đứa trẻ sẽ tiếp tục cử động làm tử cung và da bụng lại khoanh vào thành điểm thống nhất.
Thường thì chị em khi mang thai sẽ cảm thấy rất ít cơn co, chỉ vài lần trong ngày. Thế nhưng cũng có những chị em thì thấy cơn co xuất hiện vài chục lần, nhất là lúc buổi chiều khi người mẹ cảm thấy mệt mỏi hoặc khi chị em đi du lịch, khi cảm thấy stress hoặc đơn giản như thay đổi tư thế ngồi. Sau đó, những cơn co này cũng dần mất đi.
Như vậy, khi có những biểu hiện của cơn gò tử cung, chị em cũng không nên quá lo lắng. Khi nào cảm thấy cơn gò bỗng dưng xuất hiện với tần suất dày đặc, kèm theo đó là những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì chị em nên đến gặp các bác sĩ để theo dõi và can thiệp kịp thời.