Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Hotline: (0210) 123 45678
  • Đặt lịch khám
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
 
Giới Thiệu

Bệnh viện hạng III và khối Y tế Dự phòng, được tách ra từ Phòng y tế Mỹ Văn,
theo Quyết Định số 1360/1999/QĐ-UBND ngày 11/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
 
Dịch Vụ

I realized that becoming a doctor, I can only help
a small community.
 
Bác sĩ

I realized that becoming a doctor, I can only help
a small community.
 
Hỗ trợ

Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: (+92) 313 888 000 - (+92) 313 999 000
 
 
 
 
 

 

Thai nhi đạp ít có sao không các mẹ?
Cập nhật: 2/20/2021 9:45:29 AM
Lượt xem: 92

Những lý giải mà ViCare đưa ra dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về các cú đạp của bé trong bụng mẹ:

Thai nhi đã biết đạp khi được 8 tuần

Trong thời gian này các chuyển động của trẻ chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm bởi nó còn quá yếu mẹ khó có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, những chuyển động này sau thời gian từ 16 - 18 tuần mẹ đã cảm nhận.

Để cảm nhận được những chuyển động của bé mẹ cần phải hết sức chú ý. Một số mẹ cảm nhận hoạt động thường xuyên của bé từ tuần thứ 24. Tuy nhiên, có những mẹ sẽ may mắn hơn khi cảm nhận thấy những chuyển động từ tuần 13 thai kỳ của bé.

vicare.vn-thai-nhi-dap-it-co-sao-khong-cac-me-body-1

Thai nhi đạp trong bụng mẹ không chỉ đơn thuần là đạp

Khi thai nhi phát triển, lúc này trẻ bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Ngoài việc đá bé còn thực hiện một số động tác khác như chuyển động của cơ hoành, quơ tay, nấc, nhào lộn, quay sang bên này quay sang bên kia cùng nhiều những cử động khác nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được.

Trong quá trình mang thai có thể thai nhi đạp ít hoặc đạp nhiều tùy thuộc vào từng thời điểm.

Trẻ đạp để phản ứng với môi trường

Trong bụng mẹ, các chuyển động bé cố gắng căng chân tay ra để di chuyển hoặc thư giãn vì thế mà mẹ có thể cảm thấy bé đang đạp. Đây chính là biểu hiện của sự phát triển bình thường. Ngoài ra bé cũng có thể đẹp, di chuyển phản ứng với một kích thích bên ngoài của bụng mẹ như ánh sáng, âm thanh hay cả thực phẩm do mẹ tiêu thụ.

Mẹ ăn no khiến bé yêu đạp nhiều

Một em bé khỏe mạnh có thể đạp khoảng 15 - 20 lần/ngày. Thông thường việc trẻ đạp nhiều hơn sẽ vào thời điểm sau bữa ăn của mẹ hay để phản ứng với âm thanh lớn.

Con đạp ít là dấu hiệu gì?

Giảm số lần đạp trong bụng mẹ có thể là dấu hiệu xấu

Nếu bé giảm cử động hay thai nhi đạp ít có khả năng bé không nhận được đủ oxy hoặc dinh dưỡng. Vì thế mà mẹ cần đi kiểm tra bằng phương pháp xét nghiệm, siêu âm hay đo tim thai để tìm ra nguyên nhân giảm chuyển động. Phát hiện sớm những bất thường từ trẻ có thể giúp can thiệp kịp thời cũng như làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của bé yêu.

Thai nhi đạp ít hơn không phải là bé có tính cách trầm lặng mà có thể là bé đang cần được giúp đỡ. Nếu như trong trường hợp sau hai giờ em bé không cử động mặc dù mẹ cũng đã ăn cái gì đó. Đây là một trong những vấn đề đáng lưu tâm. Đôi khi các cử động của trẻ trong bụng mẹ có xu hướng chậm lại khi mà lượng đường của mẹ hạ xuống.

vicare.vn-thai-nhi-dap-it-co-sao-khong-cac-me-body-2

Bé đạp ít không có nghĩa lúc nào cũng nguy hiểm

Các mẹ không nên rập khuôn việc thai nhi đạp ít là đang gặp nguy hiểm. Đôi khi bé cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi trong tử cung, miễn là thời gian nghỉ của trẻ trong khoảng 40 - 50 phút, mẹ có thể không cần lo lắng. Ngoài ra, thai nhi cũng đạp ít đi sau tuần thai thứ 36, bởi thời điểm này bụng mẹ đã trở nên chật chội hơn.

Bao nhiêu cú đạp trong ngày là bình thường?

15-20 cú đạp một ngày chính là số lượng trung bình mà bé thực hiện trong ngày, có bao gồm tất cả các chuyển động khác.

Mỗi em bé sẽ đạp vào những thời điểm khác nhau, có bé đạp vào ban đêm và ngủ cả ngày, có em bé chuyển động suốt cả ngày. Em bé thường ngủ trong bụng mẹ khoảng 17 giờ mỗi ngày.

Vào những thời điểm bận rộn, có thể mẹ sẽ không cảm nhận được những chuyển động khi thức dậy của bé. Hầu hết sự di chuyển của thai nhi rõ ràng sau khi ăn, suốt buổi tối hoặc sau khi hoạt động.

>>>Xem thêm: Thai nhi “đạp” - Những điều mẹ còn chưa biết

>>>Xem thêm: Cảm cúm khi mang thai 3 tháng giữa có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Tin tức cùng chuyên mục
Trung tâm y tế huyện Văn Lâm
Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: (02213) 985 897
Website: trungtamytevanlamhy.com.vn
 
   
   
Hỗ trợ trực tuyến
Trung tâm y tế huyện Văn Lâm
Trung tâm y tế huyện Văn Lâm
trungtamytevanlam@gmail.com (0221) 398 5897
Liên hệ với tôi qua: