Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Hotline: (0210) 123 45678
  • Đặt lịch khám
  • Hỏi đáp
  • Tìm kiếm
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
 
Giới Thiệu

Bệnh viện hạng III và khối Y tế Dự phòng, được tách ra từ Phòng y tế Mỹ Văn,
theo Quyết Định số 1360/1999/QĐ-UBND ngày 11/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
 
Dịch Vụ

I realized that becoming a doctor, I can only help
a small community.
 
Bác sĩ

I realized that becoming a doctor, I can only help
a small community.
 
Hỗ trợ

Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: (+92) 313 888 000 - (+92) 313 999 000
 
 
 
 
 

 

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị mất nước
Cập nhật: 2/20/2021 9:45:29 AM
Lượt xem: 35

Hơn sáu đến tám giờ mà trẻ chưa đi tiểu.

  • Nước tiểu có màu đậm hơn và mùi nồng hơn bình thường.

  • Trẻ mệt mỏi như thiếu năng lượng.

  • Môi và miệng khô.

  • Khóc không có nước mắt.

  • Khi trẻ bị mất nước nghiêm trọng

    • Mắt trũng.

    • Bàn tay và bàn chân sờ thấy lạnh và trông lem luốc.

    • Buồn ngủ quá mức hoặc khó chịu.

    • hóp lõm các điểm trên đầu của trẻ sờ thấy mềm.
    vicare.vn-mach-me-cach-cham-soc-tre-bi-mat-nuoc-body-1

    Làm gì khi trẻ có dấu hiệu mất nước

    Nếu bạn cho rằng trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Trẻ cần được truyền thêm nước hoặc chất lỏng thông qua con đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt cho đến khi tình trạng mất nước được cải thiện. Hoặc bạn có thể gọi cho bác sĩ nhi khoa để được tư vấn hoặc đưa trẻ đi khám trực tiếp.

    Chăm sóc trẻ bị mất nước ở thể nhẹ

    Với tình trạng trẻ bị mất nước, bạn cần cung cấp thêm chất lỏng cho bé.

    Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tăng dần số lần cho trẻ bú bằng cách cho trẻ bú ít hơn và thường xuyên hơn bình thường.

    Nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, để bù nước bạn có thể dùng thêm dung dịch đặc biệt ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để nhằm bổ sung lượng nước, muối và chất điện giải mà cơ thể của trẻ đã mất đi. Chất lỏng điện giải này được bán rộng rãi trong hầu hết các hiệu thuốc.

    Tuỳ vào cân nặng và tháng tuổi của trẻ mà bạn sử dụng chất điện giải một cách phù hợp. Một chỉ dẫn chung về liều lượng sử dụng chất lỏng điện giải như sau: cứ 10 muỗng cà phê, khoảng 50ml cho 1kg cân nặng của trẻ. Như vậy, nếu trẻ của bạn nặng khoảng 7,5kg, trẻ sẽ uống 75 muỗng cà phê, 375 ml hoặc cc cho một lần uống, mỗi lần uống cách nhau 3-4 giờ.
    vicare.vn-mach-me-cach-cham-soc-tre-bi-mat-nuoc-body-2

    Để tránh hiện tượng trẻ bị mất nước, nên cho trẻ uống nhiều nước, nhất là vào những ngày nắng nóng và khi trẻ bị bệnh.

    Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn và khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm một ít nước uống, khoảng 120ml mỗi ngày cho đến khi trẻ ăn được thức ăn đặc, lúc này bạn có thể tăng dần lượng nước uống cho trẻ.

    Nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng và bạn lo ngại về khả năng trẻ bị mất nước, không được cho trẻ uống nước mà không trao đổi trước với bác sĩ. Việc uống nước lúc này là chưa cần thiết và thậm chí có thể gây hại cho trẻ.

    Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đã uống nước trái cây, bạn không nên cho trẻ uống thêm nước trái cây nữa mà thay vào đó nên pha loãng với nước nhằm tăng lượng nước nạp vào cơ thể. Nếu trẻ uống 90 – 120ml nước trái cây một ngày, bạn nên pha loãng với nước thành 180 – 240ml chất lỏng cho trẻ uống. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn chỉ nên cho trẻ từ 1 – 6 tuổi uống 120 – 180ml nước trái cây mỗi ngày. Và không được cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt có gas vì sẽ gây hại cho răng của trẻ và không tốt cho sức khỏe.
    Tin tức cùng chuyên mục
    Trung tâm y tế huyện Văn Lâm
    Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
    Điện thoại: (02213) 985 897
    Website: trungtamytevanlamhy.com.vn
     
       
       
    Hỗ trợ trực tuyến
    Trung tâm y tế huyện Văn Lâm
    Trung tâm y tế huyện Văn Lâm
    trungtamytevanlam@gmail.com (0221) 398 5897
    Liên hệ với tôi qua: