Bệnh viện hạng III và khối Y tế Dự phòng, được tách ra từ Phòng y tế Mỹ Văn, theo Quyết Định số 1360/1999/QĐ-UBND ngày 11/8/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
Dịch Vụ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Bác sĩ
I realized that becoming a doctor, I can only help a small community.
Hỗ trợ
Địa chỉ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: (+92) 313 888 000 - (+92) 313 999 000
Huyết áp thấp là một căn bệnh rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể bị đột quỵ hoặc tử vong bất cứ lúc nào. Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện của huyết áp thấp, có nên uống nước đường hay không là câu hỏi của khá nhiều người.
Người bị tụt huyết áp có nên uống nước đường?
Cũng nguy hiểm như bệnh huyết áp cao, nếu không có phương pháp xử lý kịp thời thì sẽ gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, một vài trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Những biểu hiện cơ bản đó là đột nhiên rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và mất cân bằng cơ thể...
Khi gặp biểu hiện này thì người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi ngay lập tức, tránh hoạt động tay chân nhiều hoặc thay đổi các tư thế cơ thể liên tục, đặc biệt tránh đang nằm lại ngồi bật dậy. Sau đó cho người bệnh uống 2 cốc nước đầy tương đương 500ml để điều tiết huyết áp. Một số loại thức ăn mặn, cà phê, trà gừng, chè đặc... có thể được dùng.
Đa số mọi người đều nghĩ lúc bị tụt huyết áp thì nên uống nước đường, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nên hạn chế cho bệnh nhân uống nước đường khi chưa hiểu rõ nguyên nhân hay tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thông thường, nếu tự nhiên bị tụt huyết áp do hạ đường huyết thì có thể uống một cốc nước đường vừa phải để ổn định huyết áp, tránh tai biến nguy hiểm.
Cách sơ cứu nhanh chóng khi bị tụt huyết áp
Nếu bạn gặp một trường hợp nào đó đang có biểu hiện của tụt huyết áp như loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, buồn nôn... hoặc thậm chí là ngất xỉu, bạn hãy thực hiện những thao tác sau đây để sơ cứu bệnh nhân:
Bước 1:
Đưa người bệnh đến nơi thoáng mát một cách nhanh chóng. Đặt người bệnh nằm xuống trên một bề mặt phẳng, không nâng cao đầu của bệnh nhân. Kê hai chân cao hơn đầu để máu lưu thông về vùng não nhanh và nhiều hơn.
Bước 2:
Nếu trong người bệnh có các loại thuốc như thuốc tăng huyết áp, thuốc trợ tim... thì hãy giúp đỡ hỗ trợ người bệnh để họ có thể sử dụng các loại thuốc đó kịp thời. Cho họ một cốc trà gừng, một cốc café, hoặc trà đặc, hoặc bất cứ một loại nước hay đồ ăn nào đó có vị mặn. Đặc biệt, socola hoặc cacao hoặc chocolate là 3 thực phẩm được mệnh danh là thần dược đối với người bị bệnh huyết áp thấp, thường xuyên bị tụt huyết áp. Nếu có thể hãy nhắc nhở người bệnh luôn mang theo bên mình một thanh socola phòng trừ.
Nếu không có các loại thực phẩm trên thì có thể thay thế bằng nước lọc, nhưng bệnh nhân sẽ phải uống khá nhiều, tương đương khoảng 500ml. Nước sẽ kích thích nhịp tim lại trong một khoảng thời gian ngắn nên việc bổ sung nước rất quan trọng, tăng lưu lượng tuần hoàn máu và ổn định lại chỉ số huyết áp tạm thời.
Lưu ý
Nhắc nhở người bệnh luôn luôn mang trong mình các loại thuốc hỗ trợ bệnh huyết áp thấp, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc đối phó với những trường hợp tụt huyết áp đột ngột.
Với những ai có tiền sử hoặc đang bị bệnh tim mạch, việc sử dụng các loại thực phẩm có vị mặn là điều nên hạn chế. Nếu cần thiết thì chỉ tuyệt đối sử dụng trong lúc tụt huyết áp, nếu lạm dụng có thể dẫn tới mất cân bằng huyết áp, thay đổi nhịp tim và ảnh hưởng tới huyết áp cơ thể...
Bước 3:
Day huyệt thái dương: Ở cuối mi mắt có một chỗ nếu ấn tay vào sẽ hơi lõm, đó gọi là huyệt thái dương. Dùng hai ngón tay nhưng là phần mềm của ngón tay, day day huyệt thái dương này với mức độ mạnh dần. Làm từ 20 tới 50 lần.
Vuốt trán: Vuốt từ đỉnh giữa trán đến 2 huyệt thái dương. Làm động tác này khoảng 30 lần.
Bước 4.
Sau khi bệnh nhân đã có vẻ được tỉnh táo, hoặc có thể ngồi dậy được, nhắc nhở bệnh nhân nên cử động chân tay một cách trơn tru trước khi đi đứng trở lại. Với những trường hợp tụt huyết áp đột ngột tới mức shock, toát mồ hôi, hơi thở yếu và da trở nên nhợt nhạt... thì nhanh chóng chuyển đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được sơ cứu kịp thời.
Trên đây là các bước sơ cứu khi gặp bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp, cũng như phương pháp có nên cho uống nước đường hay không khi bị tụt huyết áp. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và có một sức khỏe dồi dào.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.